Chống thấm tường, trần nhà

CHỐNG THẤM TƯỜNG, TRẦN NHÀ

Trong quá trình sử dụng do tác động của thời tiết và đơn vị thi công cùng với vật liệu xây dựng nên khi sử dụng một thời gian tường nhà hoặc trần nhà, sàn tầng hầm sẽ bị nứt.

images

Tường nhà bị nứt

Có rất nhiều yếu tố.

+ Do vật liệu xây dựng.

+ Do đơn vị thi công.
+ Do thi công không có khe nhiệt.
+ Do lún không đều.

+ Do phương tiện đi lại gây rung lắc nhà lâu ngày.

tinh-trang-tuong-bi-nut-2

Vết nứt tường nhà 

 

Với nhiều năm kinh nghiệp về sử lý chống nứt chúng tôi luôn mang lại sự hài lòng nhất về chất lượng cũng như sản phẩm ….

* Hướng dẫn cách xử lý.
1. Làm sạch bề mặt vết nứt cần vá sửa bằng chổi sắt, giấy ráp hoặc bàn chà, nếu có rêu mốc, bạn cần đánh sạch sao cho bề mặt trơ lớp bê tông ra. Mở rộng vết nứt hình chữ V để vữa chống thấm có điều kiện chui sâu nhất, hút sạch khe nứt……
2. Nếu vết nứt nhỏ, bạn chỉ cần pha chống thấm gốc xi măng 2 thành phần dạng lớp lót, đổ trên sàn, dùng bay gạt vữa cho chảy xuống vết nứt. Lưu ý, vữa chảy xuống được càng nhiều càng tốt, cần gạt vữa xuống cho đến khi đầy khe hết ngấm thì thôi. Nếu cẩn thận thì thi công tiếp lớp vữa dẻo gốc xi măng 2 thành phần có dán lưới như trên đã nêu sau khi thi công lớp lót
3. Nếu khe nứt lớn, bạn cần quét lót. Lưu ý chỉ cần đổ lót xuống để đủ phủ bề mặt vết nứt thôi mà không cần điền đầy. Sau khi lớp lót khô, đổ vữa chống thấm xuống cho đầy khe rồi dán vải, đổ vữa lần 2. Nếu vết nứt có chiều hướng nứt tiếp, cần gia cố vết nứt bằng nép sắt hình xương cá, thi công bằng vữa chống thấm epoxy gốc xi măng 3 thành phần, hoặc sika 2 thành phầm hoặc lenco. có thể bơm trực tiếp sika hoặc lenco dạng keo không co ngót để trám lại những vết nứt nhưng giá thành cao hơn, đổi lại chất lượng cũng tốt hơn rất nhiều.

Mọi thông tin cần tư vấn hay góp ý hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hướng dẫn cách làm hiệu quả nhất.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *